Trâu là một con vật quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Rất nhiều bộ phận của trâu có thể dùng để chữa bệnh như: da trâu, thịt trâu, mật trâu, cao xương trâu…. Hay sừng trâu – thủy ngưu giác cũng là một bộ phận quý, thường được ứng dụng trong nhiều bài thuốc đông y. Hãy cùng Vườn Dược Liệu tìm hiểu về một số tác dụng và bài thuốc dân gian từ thủy ngưu giác.
Đặc điểm thủy ngưu giác
Đôi nét về thủy ngưu giác
Tên gọi: Thủy ngưu giác
Tên gọi khác: Sừng trâu
Tên khoa học: Cornu bubali
Mô tả dược liệu

Sừng trâu hay còn được gọi là thủy ngưu giác. Khi trâu được làm thịt, người ta cắt lấy sừng trâu, rửa sạch, cạo cắt bỏ phần trầy xước cất dùng dần. Khi dùng, cắt từng khúc chẻ miếng đồ hấp khoảng nửa giờ sẽ mềm và thái từng lát mới dùng. Có khi dùng thủy ngưu giác mài uống, tán nhỏ thành bột. Hay sử dụng như sừng tê giác nhưng liều gấp 5 lần.
Xuất xứ dược liệu
Thủy ngưu giác có thể thu mua ở nhiều tỉnh nước ta và các nước châu Á. Chủ yếu sau khi nuôi lấy thịt trâu.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu, trong dược liệu có chứa khoảng 16 loại acid amin.
Vị thuốc thủy ngưu giác

Tính vị
Vị đắng, mặn, hơi chua, tính hàn
Quy kinh
Quy vào 3 kinh: Tâm, Can, Vị
Tác dụng dược liệu
Thủy ngưu giác có tác dụng thanh huyết nhiệt, giải ôn độc, định kinh. Sừng trâu được sử dụng thay thế sừng tê giác, được đánh giá là có tác dụng tương đương. Dược liệu được ứng dụng trong các trường hợp sốt cao, sốt vàng da, dổ máu cam, mụn nhọt, đinh độc,…
Cách dùng
Thủy ngưu giác được dùng tán bột uống hoặc mài pha nước uống.
Một số bài thuốc từ thủy ngưu giác
Trị sinh xong mà máu ra không hết, bụng đau
Chuẩn bị A giao 80g, Can khương 120g, Đại giả thạch 120g, Ngưu giác tai 200g, Sinh địa 160g, Huyết dư thán 40g. Tán bột, làm hoàn. (Ngưu Giác Tai Hoàn gia vị).
Trị da dày lên như da trâu, có mủ
Chuẩn bị Khinh phấn, Ngưu giác, Thủy long cốt, Tùng hương. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với tủy xương trâu làm hoàn. Ngày uống 8-12g. (Ngưu Giác Tán – Ngoại Khoa Chính Tông).
Chữa xuất huyết giảm tiểu cầu
Thủy ngưu giác cưa nhỏ 50g cho vào nồi đất, thêm nước rồi đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa chừng nửa giờ, cho vào 500g đậu phụ và nấu tiếp khoảng 15 phút nữa là được. Có thể thêm mắm muối cho hợp khẩu vị để dùng; ăn đậu phụ và uống nước canh này sẽ khỏi bệnh.
Chữa ho ra máu (do tâm phế nhiệt)
Sừng trâu 30g, Rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống ngày 1 thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian) -Chữa sốt cao hôn mê: Thủy ngưu giác 12g, Lá tre 12g, Cỏ mực 20g, Trúc diệp 15g, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Điều trị xuất huyết, sởi trẻ em
Dùng thạch cao 20 – 40g, tri mẫu 12 – 16g, huyền sâm 12g. Thêm ngưu giác 16 – 20g, rồi sắc trước cam thảo khoảng 4 – 6g.
Trên đây là một số đặc điểm, công dụng và các bài thuốc từ thủy ngưu giác. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng để được hướng dẫn liều lượng, cách dùng và những lưu ý tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm: