Nhắc đến rau ngót, nhân dân ta thường nghĩ ngay tới một món rau xanh giàu dưỡng chất, thơm ngon và chế biến được nhiều món ăn. Bên cạnh đó, rau ngót còn được biết đến là vị thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm phổi, táo bón, nám da, cải thiện sữa ở phụ nữ sau sinh… Hãy cùng Vườn Dược Liệu khám phá đặc điểm, công dụng và các bài thuốc từ rau ngót qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm thực vật

Đôi nét về cây rau ngót
Tên gọi: rau ngót
Tên gọi khác: Rau bồ ngót, rau tuốt, rau bù ngót
Tên khoa học: Sauropus androgynus
Họ: Phyllanthaceae
Mô tả thực vật

Rau ngót là cây bụi, mọc hoang. Khi trưởng thành, cây có thể cao đến 1.5 – 2m. Phần thân cây cứng, còn non có màu xanh sẫm, khi già chuyển sang màu nâu. Lá rau ngót có màu xanh sẫm, hình bầu dục hoặc hình trứng, mọc so le nhau. Phiến lá mỏng, láng, không thấm nước. Hoa của cây có màu đỏ sậm, mọc đơn lẻ, trải dài theo lá. Hoa cái ở trên, hoa đực ở dưới. Quả cây rau ngót là quả nang khô, có màu trắng, hình cầu, bên trong chứa hạt hình tam giác.
Phân bố rau ngót
Cây rau ngót thường mọc hoang hoặc đường trồng ở vùng nhiệt đới châu Á. Tại nước ta, cây được trồng nhiều các tỉnh miền Bắc để làm thực phẩm sử dụng, thuốc chữa bệnh, làm hàng rào.
Thu hái, chế biến, bảo quản
Lá và rễ cây là hai bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Người ta thu hái rau ngót quanh năm, đặc biệt với những cây rau ngót từ 2 năm trở lên làm thuốc. Lá được hái khi còn non, không quá già. Rễ được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch, rau ngót được làm sạch rồi dùng tươi.
Lá và rễ rau ngót rất dễ héo hoặc bị úng. Vì vậy chỉ được sử dụng trong ngày, nếu dùng qua ngày cần bảo quản trong tủ lạnh.

Thành phần hóa học của rau ngót
Hiện nay, cây rau ngót chưa được làm rõ các hoạt chất có tác dụng làm thuốc. Trong lá rau ngót có chứa nhiều axit amin cần thiết, canxi, photpho, vitamin C, ngoài ra còn có protit, gluxit, tro.
Vị thuốc rau ngót
Tính vị
Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát.
Rễ có vị hơi ngăm đắng, tính mát, ngọt nhạt.
Quy kinh
Cây rau ngót chưa được quy kinh, chưa có công bố chính thức.
Tác dụng dược lý theo y học cổ truyền
Theo đông y, lá rau ngót có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu, mát huyết. Rễ rau ngót có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi, tiểu dắt, sốt cao.
Tác dụng theo y học hiện đại
Thanh nhiệt: rau ngót giúp lợi tiểu, giải độc, làm mát cơ thể.
Cải thiện tình dục: Hoạt chất phytochemical có trong rau ngót có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục. Hoạt chất sterol có trong rau ngót có công dụng như một loại hormone tình dục giúp kích thích hưng phấn, cải thiện và nâng cao chất lượng tinh trùng nam giới.
Giảm cân: Hàm lượng protein cao trong rau ngót cùng lượng calo, lipid thấp tốt cho người dùng, giúp thay thế đạm động vật trong khẩu phần ăn, giúp giảm cân.
Kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu cho thấy rau ngót có chứa lượng lớn insulin có tác dụng kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa đái tháo đường phát triển.
Ổn định huyết áp: Hoạt chất papaverin có trong lá bồ ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, đồng thời giúp làm giãn mạch máu. Từ đó có tác dụng hạ huyết áp khi dùng lâu dài.
Tác dụng hệ miễn dịch: Lá rau ngót có chứa lượng lớn vitamin C và các thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm

Cách dùng, liều dùng
Rau ngót có thể dùng dạng sắc, nước ép, chế biến món ăn. Liều dùng mỗi ngày từ 20 – 40g.
Một số bài thuốc từ cây rau ngót
Chữa sưng nhức bàn chân
Đắp vào chỗ chân bị sưng hoặc nhức một ít lá rau ngót được giã nát cùng với một ít nước muối loãng.
Chữa đau mắt đỏ
Chuẩn bị 50 g lá rau ngót, 30 g lá dâu, 30 g rễ cỏ xước, 30 g rau má, 30 lá tre, 10 g lá chanh. Sắc đặc và chỉ sử dụng phần nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Lưu ý, tất cả các nguyên liệu sử dụng phải là nguyên liệu còn tươi.
Chữa chảy máu cam
Sử dụng lá rau ngót rửa sạch, đem giã nát rồi thêm một ít đường hòa với một lượng nước vừa đủ và sử dụng uống trực tiếp. Hoặc có thể sử dụng bã bọc vào một miếng vải nhỏ rồi nhét vào lỗ mũi đang chảy máu.
Chữa sốt xuất huyết hoặc hôn mê do tai biến mạch máu não
Chuẩn bị 200 g lá bù ngót khô (được sao qua), 50 g giun đất phơi khô, 100 g đậu đen. Sắc với 4 chén nước còn nửa chén, chia làm 2 lần uống.
Trị nám da
Giã nát lá rau ngót, bỏ thêm chút đường, đắp lên vùng da bị nám rồi rửa sạch bằng nước ấm. Ngoài ra có thể xay sinh tố rau ngót và sử dụng hằng ngày.
Thanh lọc cơ thể, giải nhiệt
Sử dụng lá rau ngót để nấu canh hoặc ép lấy nước uống và sử dụng mỗi ngày.
Giảm cân
Sử dụng cây rau ngót để nấu xanh hoặc xay lấy nước uống mỗi ngày.
Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Sử dụng một lượng rau ngót được rửa sạch, xay nhuyễn và chắt bỏ cạn rồi sử dụng mấy ngày đầu sau khi sinh.
Trị táo bón, đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
Chuẩn bị 30 g lá rau ngót, 30 g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn. Sử dụng để nấu canh cho trẻ sử dụng. Có thể nấu canh với một ít thịt nạc, không chỉ tốt sức khỏe cho trẻ mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy, người già và phụ nữ sau khi sinh.
Trị đái dầm ở trẻ em
Chuẩn bị 40 g lá rau ngót tươi cho vào nước sôi, vắt lấy nước bỏ cặn. Mỗi ngày uống 2 lần và khoảng cách giữa hai lần uống là 10 phút.
Một số lưu ý khi sử dụng rau ngót

- Không nên dùng rau ngót trong thời gian quá dài, có thể gây các tác dụng phụ: mất ngủ, khó thở, kém ăn…
- Cần chế biến rau ngót chín trước khi sử dụng.
- Không dùng lượng lá rau ngót quá nhiều, có thể gây độc tính và tổn thương phổi.
- Phụ nữ mang thai sử dụng nhiều rau ngót có thể gây sảy thai. Đặc biệt với những người có tiền sử sinh non, sảy thai, thụ tinh trong ống nghiệm không nên tự ý sử dụng rau ngót khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Việc hấp thụ rau ngót trong cơ thể có thể cản trở quá trình hấp thụ photpho, canxi trong các thực phẩm khác.
Rau ngót là dược liệu có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu sử dụng không đúng cách, liều lượng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, trước khi áp dụng các bài thuốc từ rau ngót, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để được hướng dẫn tốt nhất.
Xem thêm: